Theo cùng xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân chính là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ tạo nên được cá tính hay bản sắc thương hiệu. “Làm thương hiệu”  là cả một quá trình dài và khó khăn của doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Hãy cùng ADP tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Nhận diện thương hiệu là các hoạt động được thực hiện để doanh nghiệp tạo nên ấn tượng riêng biệt, độc đáo cho doanh nghiệp của mình. Nhận diện thương hiệu gồm: Logo, Website, Slogan, letter heads, name card, bao bì,….tất cả đều đóng vai trò quan trọng trọng việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Đây là cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng ghi nhớ về mình trên thị trường và để khách hàng dễ dàng nhận ra doanh nghiệp giữa trăm ngàn đối thủ cạnh tranh khác,  mức độ nhận biết càng rộng sẽ mang lại càng nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

  • Phần nhận diện cốt lõi: logo; brand guidelines.
  • Phần nhận diện thương hiệu: bao bì, nhãn mác sản phẩm, túi giấy đóng gói sản phẩm.
  • Phần ấn phẩm marketing: profile của công ty, banner ads, brochure dự án, catalogue, website bán hàng, trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, Tiktok…
  • Phần nhận diện văn phòng: phong bì thư, hóa đơn, đồng phục của nhân viên, danh thiếp,, lịch, file folder…
  • Phần nhận diện tại điểm bán: bảng hiệu, banner, poster, standee,…

Một bộ nhận diện thương hiệu hoàn thiện sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất về doanh nghiệp. Logo được xem là bản sắc công ty, là “cái tên” mà mỗi khi khách hàng nhắc đến doanh nghiệp, là dấu hiệu và là biểu tượng cho cả một doanh nghiệp. 

Làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp?

1. Xác định và phân tích khách hàng mục tiêu:

Để xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp cần dựa theo mô hình 5W.

  • Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn? Xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…
  • What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn?
  • Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn? Họ mua để làm gì?
  • Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định thông qua: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
  • When: Khi nào họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn?

Điều quan trọng để doanh doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và mở rộng phạm vi hoạt động là phải biết phân tích khách hàng, nhắm vào đúng nhóm đối tượng và nắm được khách hàng mục tiêu của mình. Tìm hiểu thị trường một cách thật kỹ lưỡng và phân biệt đối tượng mục tiêu về các thông số: độ tuổi, giới tính, địa điểm, mức thu nhập, thói quen, sở thích… bạn sẽ dễ dàng xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu riêng biệt cho chính doanh nghiệp của mình.

2. Nghiên cứu thị trường:

Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu và các điều kiện thị trường, doanh nghiệp cũng cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh của mình và các chiến lược thương hiệu của họ để có định hướng đúng đắn nhất. Ông cha ta từ xưa đã có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” quan niệm này hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hiểu và biết cách tiếp cận của đối thủ đối với khách hàng, phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn,hiểu các điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ để có phương pháp đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của mình.

Điều này có thể thấy thông qua chiến dịch quảng cáo của Milo và Ovaltine. Trước đến nay Milo vẫn luôn nổi tiếng với slogan “Con là nhà vô địch”. Nhưng từ khi Ovaltine ra đời với slogan “chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” thì Ovaltine đã hoàn toàn “vượt mặt” Milo. Ở bất cứ đâu có quảng cáo Milo thì quảng cáo của Ovaltine cũng xuất hiện ở đó, đây cũng là một bước đi thông minh mà chính các bậc cha mẹ cũng phải tự đặt câu hỏi cho chính bản thân của mình là có nên quá áp đặt thành tích cho con? Từ đó mà Ovaltine đã đi vào lòng của khách hàng.

Muốn tạo điểm khác biệt bạn nên sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/ dịch vụ của mình để có thể thuyết phục và để lại dấu ấn trong mắt khách hàng.

3. Hiểu rõ thương hiệu của bạn:

Quá trình nhận diện thương hiệu chỉ có thể bắt đầu khi doanh nghiệp đã có sự hiểu biết và phân tích chuyên sâu về thương hiệu, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, sản phẩm, dịch vụ cung cấp, bản chất và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Để làm được điều này, yếu tố quan trọng nhất là các thành viên của ban quản lý và hội đồng quản trị cùng nhau thống nhất một chiến lược chung suy nghĩ và lên chiến lược cho những điều đã đề cập ở trên và đi đến kết luận chung về bộ nhận diện thương hiệu.

4. Tuyên bố sứ mệnh:

Điều giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu của mình đó chính là sứ mệnh. Đây không được xem là mục tiêu gần mà là ước mơ và khát khao mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Doanh nghiệp cần có một sứ mệnh chung để có thể định hướng tổng thể cho các nhãn hàng cũng như hoạt động nhận diện thương hiệu. Sứ mệnh là nền móng để gây dựng nên “ngôi nhà” thương hiệu cho doanh nghiệp.

5. Thiết kế bộ nhận diện sáng tạo:

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là bước rất quan trọng. Đây được xem như linh hồn của doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: logo, linh vật, slogan, phông chữ, màu sắc đặc trưng và các mẫu thiết kế đồng nhất, thiết kế website chuyên nghiệp không chỉ mang tính nghệ thuật sáng tạo mà còn cộng hưởng bởi tâm lý của thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

6. Thực hiện các chiến lược thương hiệu:

Khi đã xây dựng nền móng cụ thể, đã có sự hiểu biết chi tiết về thị trường và khách hàng thì đã đến lúc thực hiện các chiến lược thương hiệu bằng cách triển khai các kênh truyền thông như PR, truyền thông doanh nghiệp, phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo truyền hình, quảng cáo in và tham gia trong các sự kiện giúp truyền thông thương hiệu đến thị trường và nhắm vào các mục tiêu đối tượng.

7. Theo dõi đo lường và điều chỉnh chiến lược thương hiệu:

Khi bộ nhận diện thương hiệu được thông cáo ra ngoài thị trường thì đây là lúc để ban quản lý và các nhà quản lý thương hiệu phân tích ý nghĩa của nó và theo dõi tỷ lệ thành công cộng với phản hồi từ phía khách hàng.

Nếu tất cả đã hoàn hảo thì hãy cố gắng đặt mục tiêu để làm theo phương hướng đã đặt ra. Nếu có bất kỳ sơ hở nào thì cần phải chỉnh sửa và tinh chỉnh theo động lực thị trường và thị hiếu của khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ giúp doanh kể về câu chuyện của doanh nghiệp mà nó còn là minh chứng cho năng lực sản xuất. Nếu bạn chưa đủ tự tin để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với ADP qua số Hotline 0914.413.338 để được tư vấn chuyên nghiệp và uy tín, chúng tôi tự tin sẽ giúp doanh nghiệp bạn đổi mới thành công.

Hotline: 091 441 33 38
Head office: 308 Le Thanh Nghi, Hoa Cuong Nam, Hai Chau, Da Nang
Email: adpbrand@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adpbrand